10/07/23

Gỗ công nghiệp có tên quốc tế là Wood – Based Panel. Gỗ công nghiệp đa số được làm từ các nguyên liệu thừa, nguyên liệu tận dụng, tái sinh, ngọn cành của cây gỗ tự nhiên.

Các sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp hiện nay thường có 2 thành phần cơ bản, đó là: cốt gỗ công nghiệp và lớp bề mặt.

Gỗ công nghiệp phân theo cốt gỗ:

  • MDF
  • HDF
  • Gỗ ván ép
  • Gỗ ván dăm (MFC)

Phân theo vật liệu phủ bề mặt

  • Sơn bệt
  • Phủ Melamine
  • Acrylic
  • Phủ Laminate
  • Veneer

2. Đặc điểm của từng loại gỗ công nghiệp phân theo cốt gỗ

2.1 Phân biệt 2 loại cốt gỗ công nghiệp MDF và MFC

Gỗ MDF là  gì ?

Gỗ công nghiệp MDF (Medium Density Fiberboard) tức là ván sợi mật độ trung bình. Nguyên liệu chính của cốt gỗ MDF là các loại gỗ vụn, cành – nhánh cây….được cho vào máy nghiền nhỏ thành các sợi gỗ. Có 2 loại chính là loại thường (lõi màu gỗ) và loại chịu ẩm (lõi xanh).

Ván gỗ MDF là loại ván gỗ mịn, chỉ cần nhìn bằng mắt thường bạn sẽ thấy được độ nhẵn nhụi và bằng phẳng của bề mặt cốt gỗ. Ván gỗ MDF có khả năng kết hợp đa dạng với các vật liệu phủ bề mặt Melamine, laminate, veneer… tăng thêm thẩm mỹ cho không gian

Với công nghệ sản xuất phức tạp hơn nên gỗ ép MDF có giá thành cao hơn so với ván dăm, nhờ đó độ bền cũng sẽ cao hơn. Gỗ MDF dễ dàng tạo dáng cong cho sản phẩm đòi hỏi tính cầu kỳ.

MDF được ứng dụng trong sản xuất các sản phẩm nội thất văn phòng như: tủ tài liệu, bàn văn phòng, hộc tủ di động…

Gỗ MFC là  gì ?

MFC là tên viết tắt của Melamine Faced Chipboard được hiểu là gỗ ván dăm trên bề mặt phủ một lớp nhựa Melamine để bảo vệ chống trầy xước, thấm nước và tạo tính thẩm mỹ.

Nguyên liệu chính làm nên gỗ công nghiệp MFC là các loại gỗ rừng trồng có thời gian thu hoạch ngắn ngày như keo, cao su, bạch đàn….Sau quy trình sản xuất, gỗ công nghiệp MFC được phủ lên bề mặt một lớp nhựa Melamine bảo vệ chống trầy xước, thấm nước và tạo tính thẩm mỹ.

Gỗ ván dăm lại được chia thành nhiều loại: Lõi trắng, lõi đen, lõi xanh (chịu ẩm). Đặc điểm nhận dạng của gỗ MFC chính là bề mặt không mịn, khi nhìn bằng mắt thường bạn cũng có thể dễ dàng nhận ra.

Điểm giống nhau giữa gỗ công nghiệp MDF và MFC 

  • Trải qua quá trình tẩm sấy nghiêm ngặt để loại bỏ các tác nhân gây ẩm mốc, mối mọt
  • Không co ngót, nứt rạn, bề mặt phẳng mịn, độ bền tương đối cao
  • MDF VÀ MFC thường có 2 dạng: Loại thường và loại chống ẩm (lõi xanh)
  • Được ứng dụng trong sản xuất nội thất

Điểm khác nhau cơ bản giữa MDF và MFC

Gỗ ván dăm MFC có bề mặt được phủ melamine,  còn MDF là cốt gỗ chưa phủ bề mặt, tùy thuộc vào nhu cầu khi thành phẩm mà sẽ được phủ melamine, laminate, arylic hoặc sơn bệt. Bằng mắt thường có thể dễ dàng phân biệt được 2 chất liệu này. Còn trong trường hợp cốt gỗ MDF đã được phủ bề mặt thì sao, cách đơn giản là bạn chỉ cần quan sát ở góc bản lề, vết khoét người ta thi công để nhận ra cốt gỗ bên trong loại gì.

2.2 Cốt gỗ công nghiệp HDF là gì?

Trong cách phân biệt các loại gỗ công nghiệp thì gỗ HDF là tên viết tắt của từ High Density Fiberboard. Là một trong những loại gỗ công nghiệp tốt với quy trình sản xuất khắt khe và tỉ mỉ.

Cấu tạo HDF: Sử dụng gỗ tự nhiên nghiền mịn, trộn keo chuyên dụng ép gia cường độ ép rất cao. Gỗ HDF có cấu tạo 85% từ gỗ tự nhiên, còn lại là chất kết dính và phụ gia.

Gỗ HDF được sản xuất trên quy trình hiện đại nên có rất nhiều ưu điểm như:

  • Gỗ HDF có khả năng cách âm và chịu nhiệt cao nên thường được sử dụng làm vách ngăn cho các phòng học, phòng ngủ….
  • Gỗ công nghiệp HDF có bề mặt gỗ nhẵn bóng, không gồ ghề
  • Độ cứng cao và có khả năng chống ẩm tốt.
  • Bên trong tấm HDF là khu gỗ xương ghép công nghiệp đã được sấy khô và tẩm hóa chất chống mối mọt nên không dễ bị cong, vênh và năng như gỗ tự nhiên.
  • Gỗ HDF có khoảng 40 màu sơn để bạn lựa chọn và dễ dàng thay đổi màu sơn theo nhu cầu thẩm mỹ.
  • Gỗ HDF đắt nhất trong các loại gỗ công nghiệp. Khó phân biệt với MDF bằng mắt thường.

Ta có thể thấy HDF có độ bền, độ cứng, an toàn cao nhất trong các dòng gỗ công nghiệp, tuy nhiên giá thành lại cao nhất do vậy bạn cần cân nhắc khi sử dụng để tránh lãng phí.

2.3 Gỗ nhựa

Nếu bạn đang muốn tìm kiếm loại vật liệu làm tủ bếp cho căn nhà để chống mối mọt thì sản phẩm làm từ gỗ nhựa là gợi ý hoàn hảo cho bạn.
– Cấu tạo gỗ nhựa: Loại gỗ này được tạo thành từ bột nhựa PVC và chất phụ gia gốc cellulose hay vô cơ.
– Tính chất: Chịu ẩm tốt, chống mối mọt
– Ứng dụng: Làm đồ nội thất, thường được sử dụng làm khoang chậu rửa do khả năng chịu ẩm tốt, người ta cũng chọn gỗ nhựa  làm tủ bếp trong trường hợp nhà có mối vì loại này có khả năng chống sâu mọt.

2.4 Gỗ dán

Gỗ dán hay còn gọi là gỗ ép, là tấm vật liệu được làm từ nhiều lớp gỗ tự nhiên lạng mỏng khoảng 1 mm. Được làm nên bởi rất nhiều lớp gỗ mỏng xếp liên tục vuông góc với nhau theo đường của vân gỗ, rồi được ép vào nhau dưới nhiệt độ và áp suất cao với sự tham gia của các chất kết dính.

Có độ bền cao tuy không bằng gỗ tự nhiên nhưng độ bền của gỗ dán cũng khá đảm bảo. Một đặc tính ưu việt của gỗ dán đó là có tính chịu lực cao, không bị vênh, nứt hay bị co ngót, Dù thời tiết có thay đổi thế nào thì loại gỗ này cũng không cong vênh hay co ngót. Giá thành gỗ dán cũng rẻ hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên.

Với đặc điểm chịu nước cao gỗ dán thường được sử dụng làm đồ trang trí nội thất, kệ bếp, bàn, ghế, giường, vách ngăn phòng và làm copha cho công trình;….

0384.576.495
0986.369.343